4 phim điện ảnh lận đận ở quê nhà nhưng thành công lớn trên sàn đấu quốc tế

Nhiều bộ phim điện ảnh Việt giành được giải thưởng lớn trên thị trường giải trí quốc tế nhưng lại lận đận trên sân nhà. Đây có lẽ là một trong những nghịch lý đã tồn động từ rất lâu và kéo dài đến hiện tại trong làng điện ảnh. Những tác phẩm thắng lớn ở các LHP quốc tế phải kể đến ở đây là Ròm (2020), Vợ Ba (2018), Cha cõng con (2017), và Vị (2021). Vậy tại sao những tác phẩm này lại lận đận khi công chiếu tại Việt Nam. Hãy cùng voicixs.com tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết bên dưới nhé!

Ròm (2020)

Bộ phim của đạo diễn Trần Thanh Huy đã gây nên cơn sốt suốt năm 2020. Bởi vì đoạt tận 5 giải thưởng khác nhau ở những Liên hoan phim lớn. Trong đó phải nói đến Giải thưởng New Currents tại Liên hoan phim Busan năm 2019 – giải thưởng quan trọng nhất tại đây.

Trải qua quá trình kiểm duyệt kéo dài và phải dời ngày khởi chiếu nhiều lần do Covid-19. Cuối cùng Ròm đã được ra mắt ở tất cả các cụm Việt Nam và thu về 60 tỉ đồng. Tuy nhiên, Ròm vấp phải khá nhiều ý kiến trái chiều.

Nhiều khán giả chia sẻ bản thân tìm thấy sự đồng điệu với cuộc đời của từng nhân vật. Họ cho rằng tác phẩm đã thành công trong việc thể hiện lát cắt khắc nghiệt; gai góc của cuộc sống; phản ánh chân thật hiện trạng xã hội ngày nay. Ngược lại, nhiều người cho rằng Ròm quá khó cảm. Nội dung chưa thật sự ý nghĩa đi kèm cái kết khiến họ không thể hiểu nổi.

Ròm (2020)
Ròm (2020)

Cha cõng con (2017)

Cha cõng con là bộ phim của đạo diễn Lương Đình Dũng được đại diện Việt Nam dự Oscar phim nói tiếng nước ngoài năm 2018. Bộ phim có thời lượng 90 phút, là câu chuyện đẹp về tình phụ tử với bối cảnh chính ở Hà Giang.

Phần lớn các diễn viên trong phim là diễn viên nghiệp dư, ngoại trừ hai gương mặt quen thuộc là NSƯT Trần Hạnh và nam chính Ngô Thế Quân, từng tham gia phim Thời xa vắng.

Được chọn trình chiếu tranh giải chính thức như: Phim dài xuất sắc tại Liên hoan Canadian Diversity Film Festival. Giải Quay phim xuất sắc tại Liên hoan phim Barcelona Planet…). Tham gia LHP Quốc tế Houston lần thứ 50 (một liên hoan phim độc lập lâu đời trên thế giới với 4.500 bộ phim tham dự đến từ 74 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới). LHP Quốc tế Boston…

Giành được nhiều giải thưởng quốc tế. Tuy nhiên, Cha cõng con lại thua trên… sân nhà khi không nhận được đánh giá cao từ giới chuyên môn trong nước. Bộ phim tham gia lễ trao giải Cánh Diều 2016, hạng mục Phim điện ảnh xuất sắc. Nhưng không giành giải mà chỉ nhận được bằng khen.

Vợ Ba (2018)

Lấy bối cảnh vùng quê vào cuối thế kỷ 19, bộ phim của đạo diễn trẻ Nguyễn Phương Anh đã khéo léo khắc họa thực trạng hôn nhân sắp đặt, tục đa thê và tư tưởng trọng nam khinh nữ. “Chinh chiến” ở đấu trường quốc tế, Vợ Ba đã thành công đem về hàng loạt giải thưởng quan trọng như: giải Phim truyện xuất sắc nhất của Liên hoan phim Quốc tế Kolkata; Phim có đóng góp nghệ thuật xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Quốc tế Cairo…

Phim kể về Mây (Trà My), được gả làm vợ thứ ba của người điền chủ giàu có tên Hùng (Lê Vũ Long). Tưởng như điều này sẽ giúp Mây bắt đầu một cuộc sống nhung lụa. Thế nhưng cô gái lại bị lôi vào một cuộc chiến ngầm với vợ cả tên Hà (Trần Nữ Yên Khê) và vợ hai là Xuân (Maya). Nhằm có được vị trí quan trọng ở nhà chồng.

Từ khi công chiếu trailer, Vợ Ba đã vấp phải ồn ào xoay quanh việc để diễn viên chính – bé Trà My đóng những phân cảnh không phù hợp với lứa tuổi. Không chỉ là các phân đoạn tân hôn cùng chồng, Mây (Trà My) còn có những phân cảnh thân mật cùng người vợ hai. Điều này khiến cho nhiều người phản ứng gay gắt, thậm chí cơ quan chức năng cũng vào cuộc. Trước khi nhận án phạt 50 triệu vì bị phát hiện bản chiếu rạp khác với bản được kiểm duyệt, nhà sản xuất Vợ Ba đã chủ động rút khỏi rạp chỉ sau vài ngày công chiếu.

Vợ Ba (2018)
Vợ Ba (2018)

Vị (2021)

Đây là phim điện ảnh đầu tay của đạo diễn trẻ Lê Bảo đã gây sốt trên khắp các mặt báo vừa qua khi thành công nhận được giải thưởng Encounters tại Liên hoan phim Berlin. Lấy bối cảnh ở những khu ổ chuột Sài Gòn. Vị xoay quanh câu chuyện của cậu cầu thủ bóng đá người Nigeria đến Việt Nam lập nghiệp. Khi hợp đồng chấm dứt và lâm cảnh khốn khó. Anh ta chấp nhận ở chung nhà. Cùng sinh hoạt với 4 người phụ nữ lao động nghèo lớn tuổi.

Mặc dù được đánh giá là một bộ phim mang tính nghệ thuật cao. Cách sắp xếp bối cảnh cầu kỳ. Cách sử dụng ánh sáng khác lạ. Nhiều phân đoạn được thể hiện để khán giả cảm nhận như đang chiêm ngưỡng một bức tranh. Thế nhưng, Vị vẫn bị cấm chiếu ở Việt Nam do có phân đoạn nhạy cảm dài 30 phút. Điều này không phù hợp với văn hóa Việt Nam và Á Đông.

Mong rằng thông qua sự việc lần này, các nhà làm phim sẽ rút kinh nghiệm để cho ra đời nhiều tác phẩm nghệ thuật xuất sắc hơn nữa. Bên cạnh đó, khán giả Việt nên có cái nhìn khách quan; cởi mở hơn để nền điện ảnh nước nhà ngày càng phát triển.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *